1.Lý do thứ nhất
Luôn mang trong đầu một ý nghĩ phiến diện là “tiếng Đức rất khó”. Những người có suy nghĩ này, luôn cảm thấy chán ghét và khó chịu với tiếng Đức luôn đưa ra những lí do để biện minh như: học từ mới tiếng Đức rất khó nhớ và hay quên; hay nghe tiếng Đức chính là một cơn ác mộng khi mà người ta nói quá nhanh không thể nào nghe và hiểu kiệp, dùng nhiều từ ngữ phức tạp và thành ngữ khá rối rắm; hay đã học ngữ pháp rất nhiều rồi nhưng lại không thể nắm chắc được ngữ pháp tiếng Đức… Khi trong đầu chúng ta đã hình thành nên suy nghĩ này, thì nghiễm nhiên sẽ cảm thấy khó chiệu nói cách khác là “dị ứng” và rất nhanh nản, không muốn học tiếng Đức nữa.
Luôn chỉ tập trung vào việc học ngữ pháp. Những người này, luôn luôn liên tục và liên tục “cày cuốc” các cấu trúc ngữ pháp, với một đống các quy tắc chia động từ, chia thì,… lâu lâu lại thấy quên bẳng đi và càng học nhiều càng thấy ngữ pháp tiếng Đức càng rối rắm, phức tạp với nhiều điều bất quy tắc. Và khi họ bỏ ra nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp, họ sẽ bỏ quên hay bỏ qua các kĩ năng khác như kĩ năng nghe, nói, đọc…những kĩ năng quan trọng nhất trong việc giao tiếp mà bất kỳ ai nếu muốn giỏi tiếng Đức cần phải có.
3. Lý do thứ ba
Học rất nhiều từ vựng nhưng lại học từng từ một cách đơn lẻ. Nếu bạn luyện học tiếng Đức theo cách này, kết quả sẽ là học đâu quên đấy, học trước quên sau; học nhiều thì quên nhiều, học ít thì quên ít, và không học… thì ắc hẵn không có gì để quên. Khi bắt tay vào làm bài thi, bạn vẫn sẽ cảm thấy bản thân bất lực vì có quá nhiều từ mới, không biết từ đó sẽ đi với giới từ gì sử dụng nó như thế nào, trong trường hợp như thế nào, … Những kiến thức này, chỉ có thể thu nạp được khi bạn học luôn cả một cụm, cả một câu, học sâu ngữ nghĩa của từng từ thì bạn mới có thể ghi nhớ lâu hơn.
4. Lý do thứ tư
Học một cách tùy hứng. Việc học tiếng Đức cần phải được rèn luyện một cách thường xuyên, hàng ngày. Vì đây là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ nên sẽ rất nhanh quên. Nếu bạn chỉ học một cách tùy hứng, hôm nay học hàng giờ đồng hồ, nhưng ngày hôm sau, hôm kia không thèm học hay đụng đến thì chắc chắn bạn sẽ quên. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể giao tiếp được.
Học tiếng Đức câm. Nó tức là mọi suy luận ngôn ngữ đều diễn ra trong đầu một cách thầm lặng không diễn đạ ra bên ngoài. Tai không mấy khi nghe tiếng Đức, miệng cũng chẳng thường xuyên nói tiếng Đức nhiều cho lắm, tay thì mải mê để điền đáp án cho những câu hỏi trong các cuốn sách tiếng Đức… Những người này, họ thường rất tự tin rằng tiếng Đức của mình thật là chắc chắn, nhưng thật chất là khả năng nghe và nói tiếng Đức của họ thật sự rất tệ. Họ chỉ có thể điền từ, có thể chia động từ, hay đọc hiểu. Nhưng đến khi gặp trực tiếp người bản địa, họ chẳng thể hiểu nổi những người bản địa ấy đang nói gì và bản thân họ cũng không thể giao tiếp với họ được.
6. Lý do thứ sáu
Cầu toàn. Đây là những người chỉ đợi khi đúng hẳn ngữ pháp thì mới dám nói tiếng Đức. Đây là một lý do khá phổ biến và bắt gặp ở rất nhiều người. Nhưng sự thật cho thấy là càng học nhiều ngữ pháp, người học sẽ càng cảm thấy rối rắm và dễ chán nản, vì tiếng Đức vốn bản chất có rất nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại lệ khó mà có thể học thuộc hết được, và ngay cả khi thuộc được vài điều ngoại lệ đó, thì người ta cũng sẽ dễ dàng bị quên rất nhanh. Và trong khi nói, họ luôn phải suy nghĩ trong đầu sắp xếp câu như thế nào cho hợp lý, phải dùng thì gì, chia động từ thì ra sao,…điều đó dẫn đến phản xạ kém trong giao tiếp và giao tiếp chậm.
Nhưng ngược lại việc bạn tích cực nói, tích cực viết, biết chấp nhận mắc lỗi, và luôn có ý thức sửa lỗi mình mắc phải, mới làm cho ngữ pháp tiếng Đức của người học nhanh chóng trở nên hoàn thiện cả trên mặt giấy cũng như trong lời nói.